Bài tập 28/02/2013
YOU NEVER KNOW
Dan Clark
Leathy was an elderly woman who lived in our neighborhood. Her home was small and humble. Her reputation was one of grouchy seclusion, as she seldom ventured outside her home.
When we moved into the neighborhood, we were told to keep away because Leathy was a witch.
They said she walked slowly and always carried a broom. The children were not even allowed to trick-or-treat there on Halloween.
About a year after we moved into the area, a young, newly married couple moved into a house on our street. They moved next door to the “old scrooge woman” as we call her, and we felt we should warn them. But, by the time we went to visit the newlyweds, it was too late to explain their odd neighbor. They had already paid Leathy a visit, bringing with them a basket of fruit, some warm bread, and friendship.
Over the next few months, it became a weekly occurrence to see the young newlyweds coming and going from Leathy’s home. One evening, my wife and I were eating at a nice restaurant with our children, when two ladies entered room. One was the young woman; the other she introduced as Leathy. Much to our surprise, Leathy was not a decrepit, umkempt, witchy woman, as we had been led to believe when we moved into the neighborhood. Instead with a limp and used not a broom, but a cane, to support her. She explained that her sweet husband and two children had been killed in an automobile accident 15 years before. She had never married, and this day was the anniversary of their death. She briefly cried as she hugged our children and thanked the young woman for taking the time from her busy schedule to spend the afternoon with her. “It’s tough” she said. “Sometimes I get so lonely. These beautiful children remind me of the good old days.”
We left the restaurant and verbally committed as a family to visit Leathy during the next few days. Our busy schedule turned days into weeks, and a month later we finally got our act together. We walked the two blocks to Leathy’s home as a family. As we approached the front door, a bigm black hearse was just pulling away. Leathy had suffered a heart attack and passed away early that morning. We had waited too long to be kind, caring major invention, dealt with the Great Depression and survived the concentration camps of the Holocaust.
Two weeks after the simple, quiet funeral service that only a few people attended. Leathy’s will was read. To the young newlyweds who had befriend her and spruced up her yard, Leathy wrote: “For making me feel special, beautiful, and needed again, I leave you $1 million and my house and property, with a guarantee that you will enlarge, update and remodel this small home, turning the property into the magnificent to create. I leave you a second $1 million to set up your pretty and important like you did me.” The will then left a young, single mother, who was Leathy’s regular waitress at her favorite restaurant, $125,000. Since the young couple moved in, Leathy and her neighbors ate their three times a week. During the course of conversation, she discovered that the waitress had a new baby and was working two jobs so that she could go to college and get the job she dreamed of, instead of just settling. The money Leathy willed her was earmarked for her education. Unbeknownst to most, Leathy served on the board of directors of three national foundations and a children’s hospital. She left the rest of her fortune to them.
The attorney reading the will then concluded, “Leathy’s husband made his million as an inventor. He conceived the idea of recycling paper, aluminum, and plastic. He based his process formula on two things: Leathy’s life motto and the meaning of her name. Her motto was ‘What Goes Around Comes Around.’ Her name, Leathy, means “Always remember, never forget.”
In life and in death Leathy made a difference. We will always remember her and never forget her life of love and leadership. You never know whose life you touch when your unselfish and unconditionally serve.
___________________________________________________________________________________
Bản dịch
BẠN SẼ CHẲNG BAO GIỜ BIẾT ĐƯỢC
Dan Clark
Bà Leathy là một người có tuổi sống bên cạnh chúng tôi. Ngôi nhà của bà thì nhỏ và khiêm nhường. Bà có tiếng là người sống khép kín, riêng tư, hiếm khi tiếp xúc với những người xung quanh.
Khi chúng tôi chuyển đến, chúng tôi được dặn rằng hãy cẩn thận vì bà Leathy là một mụ phù thủy.
Họ kể rằng bà bước đi chậm chạp và luôn cầm theo một cái chổi. Bọn trẻ con thậm chí còn bị bà cấm chơi trò chơi khăm trong ngày lễ Halloween nữa.
Khoảng 1 năm sau khi chúng tôi chuyển đến vùng này, một cặp vợ chồng trẻ mới cưới cũng chuyển đến phố chúng tôi. Họ sống ngay bên cạnh nhà của “người đàn bà bần tiện”, đó là cách mà chúng tôi gọi bà ấy, và chúng tôi cảm thấy là cần phải cảnh báo cho họ. Nhưng, khi chúng tôi sang tìm đôi vợ chồng trẻ kia thì đã quá muộn vì họ vừa mới sang thăm bà Leathy, mang theo một giỏ hoa quả, ít bánh nóng và cả sự chân thành nữa.
Sau đó vài tháng, đôi vợ chồng trẻ tới lui nhà bà Leathy thường xuyên hàng tuần. Một buổi tối, tôi đang cùng vợ và các con ăn tối ở một nhà hàng sang trọng thì có hai người phụ nữ bước vào. Một người thì trẻ, và người còn lại tự giới thiệu mình là bà Leathy. Quá sức ngạc nhiên của chúng tôi, bà Leathy không hề giống một mụ phù thủy già nua, lếch nhếch mà chúng tôi đã được nghe nói khi chuyển đến. Thay vào đó, bà trông rất sang trọng, quý phái với đôi mắt sáng và nụ cười đôn hậu. Bà bước đi tập tễnh và không mang theo chổi, mà là một chiếc gậy batoong để đỡ bước chân. Bà giải thích rằng người chồng và hai đứa con yêu quý của bà đã bị thiệt mạng trong một tai nạn ô tô cách đây 15 năm. Sau đó bà chẳng tái hôn nữa, và hôm nay là ngày giỗ của họ. Bà nghẹn ngào ôm ghì lấy mấy đứa nhỏ của chúng tôi và cảm ơn người phụ nữ trẻ đã dành chút thời gian trong lịch trình bận rộn để đi cùng bà chiều nay. “Thật tội nghiệp” Bà nói “Đôi khi tôi cảm thấy rất cô đơn. Những đứa nhỏ đáng yêu này khiến tôi nhớ lại những hồi ức đẹp đẽ ấy”.
Chúng tôi rời nhà hàng và hứa rằng cả nhà sẽ đến thăm bà Leathy vào một ngày không xa. Vậy mà lịch trình bận rộn đã biến vài ngày thành vài tuần, và phải một tháng sau chúng tôi mới thu xếp để cả nhà cùng thực hiện lời hứa. Chúng tôi đi bộ qua 2 tòa nhà để đến nhà bà Leathy. Ở trước cửa, chúng tôi trông thấy một chiếc xe tang lớn màu đen được đưa đi. Bà Leathy đột ngột lên cơn đau tim và qua đời sáng sớm hôm đó. Quá lâu để chúng tôi thể hiện được lòng tốt, sự quan tâm và chăm sóc. Đã quá muộn để gặp lại “cỗ máy thời gian biết đi” ấy, người đã từng chứng kiến những phát minh vĩ đại, trải qua cuộc Đại Khủng hoảng và sống sót ở trại tập trung của Đức quốc xã.
Hai tuần sau đám tang giản dị chỉ ít người tham dự, di chúc của bà Leathy được công bố. Gửi tới đôi vợ chồng trẻ đã làm bạn với bà và chăm sóc sân vườn cho bà. Bà Leathy nói “Gửi người đã cho tôi cảm thấy đặc biệt, yêu đời và sống có ích hơn, tôi dành 1 triệu đô cho các bạn cùng với ngôi nhà và của cải, với cam kết các bạn sẽ mở rộng, đổi mới và tu sửa ngôi nhà nhỏ ấy, biến nó trở nên thật lỗng lẫy. Tôi dành 1 triệu đô nữa để các bạn ổn định cuộc sống gia đình, các bạn sẽ không phải làm việc vất vả bên ngoài nữa và có thể giúp một phụ nữ lớn tuổi khác cảm thấy cuộc sống thật tươi đẹp và quan trọng như các bạn đã làm cho tôi.” Di chúc còn dành một phần một bà mẹ trẻ đơn thân, người phục vụ bàn tại nhà hàng yêu thích của bà Leathy,125 nghìn đô. Khi đôi vợ chồng trẻ chuyển đến, họ và bà thường xuyên đến ăn ở đó 3 lần 1 tuần. Trong suốt bữa ăn và trò chuyện, bà đã nhận ra cô hầu bàn này có một đứa con và phải làm 2 công việc một lúc để có thể học tiếp đại học và theo đuổi sự nghiệp cô mơ ước, chứ không chỉ tạm bợ như bây giờ. Số tiền mà bà Leathy để lại được dùng cho việc học tập của cô. Và ít ai biết được rằng, bà Leathy còn là một thành viên trong ban giám đốc của 3 tổ chức quốc tế và một bệnh viện nhi. Bà đã để lại tài sản của mình cho những tổ chức ấy.
Luật sư đọc xong bản di chúc và kết lại “Chồng bà Leathy kiếm được rất nhiều tiền từ những phát minh. Ông đã từng có ý tưởng về việc tái chế giấy, nhôm và nhựa. Những ý tưởng đó dựa trên hai tiêu chí: phương châm sống của bà Leathy và ý nghĩa tên bà. Phương châm sống đó là “Gieo nhân nào gặp quả đấy” còn tên bà thì mang nghĩa “Luôn ghi nhớ, không bao giờ quên”.
Từ lúc sinh thời cho đến khi nhắm mắt, bà Leathy luôn tạo nên sự khác biệt. Chúng tôi sẽ luôn nhớ và không bao giờ quên cuộc sống đầy tình thương và sự dìu dắt của bà. Và bạn sẽ không bao giờ biết được những đối xử một cách tự nguyện, vô điều kiện mà bạn làm sẽ ảnh hưởng đến người được nhận thế nào đâu.
___________________________________________________________________________________
Từ vựng/ cấu trúc câu: