[English] Grammar – Future tenses – Cách nói tương lai

Khi nhắc đến tương lai, thường đầu chúng ta chỉ nảy số được hai cấu trúc quen thuộc là willbe going to. Tuy đó là những kiến thức thông dụng nhất, nhưng biết chừng đó thôi chưa đủ, nhất là khi ta muốn nghe và đọc hiểu nhiều nguồn khác nhau, cũng như nâng cao trình độ nói và viết. Bài viết này mình tổng hợp các cách diễn đạt tương lai trong tiếng Anh, hi vọng sẽ có ích.

Will và Be going to

Về cơ bản, willBe going to như hai anh em sinh đôi vậy, không có sự khác biệt quá lớn. Cả hai đều dùng diễn tả tương lai, sự dự đoán.

Nhưng nói gì thì nói, sinh đôi vẫn có nét khác nhau chứ nhỉ. Cụ thể, Will diễn tả một dự định tức thời, vừa mới nảy ra, còn Be going to nói về một dự định đã có kế hoạch trước đó.

  • The phone is ringing. I will get it. (Trước đó điện thoại đâu có reo để mà biết đường lên kế hoạch, nên dự định nhấc máy chỉ vừa mới nảy ra)
  • My house is too small. I am going to move. (Anh chàng này chắc phải chịu đựng căn nhà chật hẹp quá lâu rồi nên anh ta hẳn đã lên kế hoạch chuyển đi từ trước)

Một số người dùng shall/shan’t thay cho will/won’t khi chủ ngữ là I hoặc We. Tuy nhiên cách dùng thông dụng hơn vẫn là will. Cũng cần lưu ý là shall/shan’t nếu dùng với chủ ngữ khác thì sẽ mang nghĩa quy định, luật lệ, thể lệ, quy chuẩn (The match referee shall be the sole judge of fair play.)

Diễn tả tương lai bằng mệnh đề thời gian (Time Clause)

Trước tiên cần hiểu, thế nào là Time Clause:

Time clause = When/While/Before/After/As soon as/Until + S + V (Đây không phải là mệnh đề hoàn chỉnh, theo sau nó sẽ còn một mệnh đề nữa)

Ví dụ, trong giờ ra chơi, lớp trưởng nói với cả lớp rằng: When our teacher comes in, we will stand up.

Việc cô giáo bước vào là một hành động ở tương lai, nhưng với mệnh đề thời gian, ta dùng hiện tại đơn thay vì will hay be going to.

Ta có thể để Time clause ở trước, dùng dấu phẩy ngăn cách với mệnh đề sau, hoặc cho Time clause ra sau mà không dùng dấu phẩy (We will stand up when our teacher comes in.)

Đôi khi hiện tại hoàn thành cũng được dùng trong Time clause với ý tương tự.

Ex:
1. I will go to bed when I finish my homework.
2. I will go to bed when I have finished my homework.

Hai câu trên hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, ta dùng hiện tại hoàn thành để nhấn mạnh mình đã xong hẳn cái việc đó rồi (Khi nào tôi xong hết bài tập tôi mới đi ngủ đấy nhé). Trong khi câu thứ nhất chỉ diễn tả hai hành động trong tương lai thôi. Thì đơn giản lúc nào cũng đơn thuần vậy đó.

Tiếp nữa, ta không dùng when + hiện tại hoàn thành khi hai hành động cùng xảy ra.
– When I’ve called you, we will go out. (Hành động gọi điện kết thúc trước hành động ra ngoài)
– When I call you, we will talk about the party. (Hành động gọi và nói chuyện xảy ra đồng thời)

Ngoài ra, hiện tại tiếp diễn sẽ được dùng trong Time clause để diễn tả một hành động có sự kéo dài trong tương lai.

While I am doing the Master course in Australia, I’m going to do some part-time jobs. (Hành động đi học thạc sĩ ở Úc diễn ra trong tương lai nhưng có sự kéo dài, lưu ý mình không dùng tương lai tiếp diễn ở đây nhé)

Ngoài when, ta cũng có thể dùng if (như câu điều kiện). if mang nghĩa có thể xảy ra, trong khi when mang nghĩa chắc chắc xảy ra.

Diễn tả tương lai bằng hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn

Hai thì này được sử dụng với những việc đã lên kế hoạch, có thời gian biểu cụ thể trong tương lai gần, nó chắn chắn hơn hẳn so với will be going to.

Ex:
1. My dad is going to Hanoi this Sunday.
2. The bus starts at 6 a.m tomorrow.

Vậy nên khi muốn nói về một kế hoạch đã có lịch trình, thời gian cụ thể, hãy mạnh dạn dùng hai thì này nhé. Nếu bạn hỏi sự khác nhau giữa hai thì này, thì hiện tại đơn dùng trong trường hợp có thời gian biểu, như lịch chạy của tàu xe, giờ mở cửa của nơi nào đó, giờ phát sóng của chương trình nào đó… (Các động từ thường dùng sẽ là: open, close, begin, end, start, finish, arrive, leave, come, return…) còn hiện tại tiếp diễn thiên về sự kiện đã xách định hơn. So sánh một chút hiện tại tiếp diễn và be going to: Be going to diễn tả dự định làm một hành động gì, còn hiện tại tiếp diễn nhấn mạnh bản thân hành động đó.

Nhưng bạn lưu ý là kế hoạch đó phải chắc chắn. Ví dụ, khi nói ngày mai trời sẽ mưa, dù dự báo thời tiết có bảo vậy, nhưng sự chính xác không hẳn tuyệt đối, nên ta nói: It is going to rain tomorrow sẽ hợp lí hơn là It is raining tomorrow. Những động từ mà bản thân nó không có tính chắc chắn thì ta cũng không dùng hiện tại tiếp diễn nhé.

Tương lai tiếp diễn

Ở bài sơ lược về thì, mình đã chỉ ra cách dùng của thì tiếp diễn. Nếu muốn nói về một sự kéo dài trong tương lai thì ta sử dụng tương lai tiếp diễn.

I will cook at 7 p.m. When you come at 8, I will be cooking. (Mình viết câu này để các bạn hiểu hành động nấu ăn diễn ra ở tương lai, và khi nó kéo dài từ 7 đến 8 giờ thì mình dùng tương lai tiếp diễn. Ở đâu có kéo dài, ở đó có tiếp diễn.)

Tương tự ta hoàn toàn có thể dùng be going to + be + V-ing (Đã bảo will be going to là sinh đôi mà lại, nên dùng cái nào cũng được cả thôi)

Thực ra, trong văn nói, ta vẫn có thể dùng willbe going to để diễn tả ý kéo dài trong tương lai, khi người nói muốn tỏ ra lịch sự hay nhẹ nhàng.

Tương lai hoàn thành và tương lai hoàn thành tiếp diễn

Tương lai hoàn thành diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động/mốc thời gian trong tương lai.

Ex: I will go to Phu Quoc in January. I will see you in February. –> By the time I see you, I will have gone to Phu Quoc. (Hành động đi Phú Quốc xảy ra trước nên chia tương lai hoàn thành)

Trong câu vừa rồi mình có mệnh đề trạng ngữ – adverb clause: by the time + S + V, theo sau là mệnh đề tương lai hoàn thành.

Mình vẫn đang đề cập đến hành động xảy ra trước một hành động ở tương lai, nhưng khi muốn nhấn mạnh sự kéo dài của hành động đó, mình dùng tương lai hoàn thành tiếp diễn.

I will cook dinner at 7 p.m. You will come at 8 p.m. At 8 p.m, I will be cooking. I will have been cooking for 1 hour by the time you come.

Thỉnh thoảng hai thì này thay thế cho nhau cũng được.

Thêm nữa, đôi khi hành động này có thể kéo dài từ quá khứ. VD: When I retire next year, I will have worked/will have been working for 30 years. (Việc đi làm đã xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên nó vẫn kéo dài đến tương lai là năm sau tôi mới nghỉ hưu nên mình dùng tương lai hoàn thành và hoàn thành tiếp diễn được).

Be to V và Be about to V

Be to + V diễn tả một sự kiện xảy ra ở tương lai gần, thường dùng trong báo đài đưa tin, hoặc thông báo của tổ chức, đơn vị, những sự kiện này thường được kiểm soát bởi con người.

  • Police is to visit every home in the area.
  • You are not to leave the school without my permission.
  • Scientists say they can’t presict when or where the disease will appear again. (Dịch bệnh xảy ra không do con người quyết định nên không thể dùng is to appear được.)

Be about to + V thường dùng trong văn nói để diễn tả thứ gì sẽ xảy ra trong tương lai rất gần: We‘re about to eat. Do you want to join us? (Tưởng tượng ra cảnh một nhóm đồng nghiệp rủ nhau đi ăn thì bạn sẽ hiểu cách dùng trong trường hợp này)

  • Một số cách dùng tương tự be about to + V: be on the verge of…/ brink of…/ point of… + Ving / N
  • be due to + V: diễn tả thứ gì được mong chờ sẽ xảy ra vào một thời điểm cụ thể
  • be sure/bound to + V: diễn tả thứ gì chắc chắn xảy ra
  • be set to + V diễn tả thứ gì đã sẵn sàng xảy ra
  • Một số động từ cũng diễn tả tương lai: aim, expect, hope, intend, plan, propose, want + to V/ Ving

Reference

  • Azar, B. S., & Hagen, Stacy A. (2017). Understanding and using English grammar (Fifth edition.).
  • Hewings, M. (2013). Advanced grammar in use : a reference and practice book for advanced students of English (3rd ed.). Cambridge: Cambridge University Press.
  • Murphy, R. (2019). English grammar in use : a self-study reference and practice book for intermediate learners of English (5th ed.). Cambridge: Cambridge University Press.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.